1. Giới Thiệu Kháng Sinh STREPTOMYCINE
Sử dụng kháng sinh đúng cách không phải là vấn đề đơn giản, việc sử dụng kháng sinh đúng cách không những sẽ giúp bà con chữa trị được đàn vật nuôi của mình triệt để mà còn giúp tiết kiệm chi phí và tránh để xảy ra hiện tượng lờn thuốc.
Kháng sinh Streptomycin là kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn, bằng cách ngăn cản quá trình tổng hợp bình thường protein của vi khuẩn. Thành phần kháng khuẩn của streptomycin bao gồm vi khuẩn Gram âm hiếu khí và một số vi khuẩn Gram dương; streptomycin không có tác dụng với vi khuẩn yếm khí. Bà con cần tham khảo các bác sĩ thú y để biết được kháng sinh Streptomycin có thực sự phù hợp với bệnh trên đàn vật nuôi hiện tại của bà con hay không.
Thông tin chung:
• Tính chất vật lý: Dạng bột mịn
• Quy cách: 5bou(7kg)/lon, thùng 2 lon; có hỗ trợ chiết gói 1kg để Khách hàng dễ dàng sử dụng
• Xuất xứ: Trung Quốc
Kháng sinh nguyên liệu Streptomycine
2. Cơ chế hoạt động của kháng sinh Streptomycine
Kháng sinh Streptomycine là kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn, bằng cách ngăn cản quá trình tổng hợp bình thường protein của vi khuẩn. Thành phần kháng khuẩn của Streptomycin Sulfate bao gồm:
+ Vi khuẩn Gram(-) hiếu khí
+ Vi khuẩn Gram(+); Streptomycin Sulfate không có tác dụng với vi khuẩn yếm khí.
+ Trong kháng sinh thủy sản Streptomycin là kháng sinh nhóm aminoglycosid.
Các thành phần này có tác dụng diệt khuẩn, bằng cách ngăn cản quá trình tổng hợp bình thường protein của vi khuẩn.
- Bà con nên biết rằng, mỗi loại thuốc kháng sinh cho tôm khác nhau có chỉ định, công dụng và cách sử dụng khác nhau. Với kháng sinh thủy sản Streptomycin cũng vậy, nó sẽ được đặc trị cho bệnh lý nhất định, vì thế nên trong những trường hợp bắt buộc phải sử dụng kháng sinh để trị bệnh, người nuôi cần tham khảo thật kỹ để không gặp phải những vấn đề đáng tiếc xảy ra trên vật nuôi.
- Kháng sinh Streptomycin Sulfate sẽ giúp bạn giải quyết triệt để các bệnh lý trên cá tôm có nguyên nhân gây bệnh chính là do tác động của vi khuẩn Gam (-). Về cơ chế hoạt động, Streptomycin là kháng sinh nhóm aminoglycosid nên có tác dụng diệt khuẩn vô cùng hiệu nghiệm, nó ngăn cản quá trình tổng hợp bình thường protein của vi khuẩn.
- Streptomycin có hoạt tính đặc biệt chống M. tuberculosis và M. bovis. Streptomycin cũng có hoạt tính chống một số vi khuẩn Gram dương và Gram âm hiếu khí. Chính cơ chế diệt khuẩn giúp cho kháng sinh phát huy tác dụng khi tôm cá có những biểu hiện bệnh hoặc chết hàng loạt.
3. Kháng sinh Streptomycine có tác dụng gì?
Trước khi dùng thuốc kháng sinh Streptomycin hay bất cứ loại kháng sinh cho tôm, cá nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia nuôi trồng thủy sản. Bà con nên lưu ý áp dụng các nguyên tắc đúng: đúng loại, đúng bệnh, đúng cách, đúng liều, đúng lúc và đủ thời gian theo chỉ dẫn. Nếu đã xác định được vật nuôi nhiễm khuẩn nào thì dùng kháng sinh theo phổ hẹp đối với vi khuẩn đó.
Kháng sinh thủy sản Streptomycin chuyên dùng cho những trường hợp sau đây:
• Khi cá bị xuất huyết đường ruột, lở loét.
• Chuyên trị chủng khuẩn Vibrio spp gây bệnh: hoại tử gan tụy, phân trắng, mòn phụ bộ,…phổ biến trên tôm.
• Trị bệnh mù mắt cho cá.
• Hiện tượng tôm bị chết sớm.
• Cá bị biếng ăn khiến năng suất suy giảm…
4. Cách sử dụng kháng sinh Streptomycine hiệu quả
Dùng đủ liều để đạt được nồng độ mong muốn và ổn định. Không dùng liều tăng dần là điều mà bà con nhà nông cần phải ghi nhớ. Nhiều người vẫn cho rằng sử dụng liều càng cao thì bệnh ở vật nuôi sẽ nhanh giảm, quan niệm sai lầm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đàn vật nuôi của bà con đấy.
Cách sử dụng kháng sinh Streptmycine đúng cách như sau:
- Phòng bênh: 1g/1kg thức ăn.
- Trị bệnh: 2 – 3g/1kg thức ăn.
- Hòa tan thuốc kháng sinh, trộn chung vào với thức ăn của vật nuôi theo liều dùng bên trên.
- Có thể sử dụng kết hợp với Kháng Sinh Cefotaxime để tăng hiệu quả điều trị bệnh gan tụy, phân trắng trên tôm.
- Ngưng sử dụng thuốc 7 ngày trước khi thu hoạch.
5. Bảo quản Kháng Sinh Streptomycin
• Bảo quản kháng sinh nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ cao.
• Tránh xa tầm tay trẻ em.
• Sau khi dùng nên đóng thùng, bịt cẩn thận để kháng sinh không bị ẩm, mốc.