1. Giới Thiệu Kháng Sinh LEVOFLOXACINE
Trước tiên bà con nên biết Kháng sinh LEVOFLOXACIN là kháng sinh chuyên dùng trong chăn nuôi thủy sản và động vật lưỡng cư như ếch, nhái, baba,…Nếu bà con đang chăn nuôi, kinh doanh các loại vật nuôi này thì nên lưu ý đến tên loại kháng sinh này.
Đây được xem là giải pháp tuyệt vời để chữa trị các bệnh về gan thận, xuất huyết ở cá. Ngoài ra ngăn chặn hoàn toàn các bệnh do vi khuẩn gây ra.
Thông tin chung:
• Tính chất vật lý: dạng bột màu trắng ngà, mùi nhẹ, có vị đắng, tan trong.
• Quy cách: 25 kg/thùng, có hỗ trợ chiết gói 1kg để Khách hàng dễ sử dụng
• Xuất xứ: Án Độ và Trung Quốc
2. Kháng sinh Levofloxacin có tác dụng gì?
Bà con hãy nhớ Kháng Sinh Lelofloxacin được sử dụng trong những trường hợp bệnh trên vật nuôi là:
• Kháng sinh thủy sản Levofloxacin chuyên đặc trị các bệnh và triệu chứng teo gan, vàng gan, sưng gan, gan thận có mủ,…
• Phòng ngừa và điều trị các bệnh vi khuẩn gây ra trên cá: Lở loét, đốm đỏ, sưng chướng bụng, hậu môn sưng lồi, da cá bị sậm màu, thủy tinh thể mắt bị đục, xoang bụng có dịch nhờn và có mùi.
• Đặc trị các bệnh Gan thận mủ, xuất huyết, nhiễm trùng máu, đốm đỏ, nhiễm trùng nội tạng, mủ mình, đẹn miệng, bệnh quẹo cổ, mù một bên mắt, chướng hơi, sình bụng, viêm ổ bụng, viêm gan, thần kinh và bệnh đường ruột…trên cá tra, cá basa và các đối tượng khác như cá lóc, cá rô, cá trê, cá sặc, điêu hồng, ếch, lươn…
3. Công dụng Kháng sinh Levofloxacin
Liều lượng sử dụng kháng sinh rất quan trọng với hiệu quả chữa trị, phòng bệnh cho vật nuôi. Và đây là những lưu ý trong liều dùng thuốc kháng sinh Levofloxacin mà bà con nên biết:
• Phòng bệnh : 1g/1kg thức ăn.
• Trị bệnh : 2 – 3g/1kg thức ăn sau đó giảm dần liều lượng xuống.
Cách dùng thuốc kháng sinh Levofloxacin:
• Dùng đúng liều lượng như trên.
• Sau đó trộn đều thuốc kháng sinh vào thức ăn.
• Để yên như vậy khoảng 30 phút để thuốc ngấm vào thức ăn rồi đem cho vật nuôi ăn.
• Bà con nên điều chỉnh lượng thức ăn ít lại so với thông thường, để lượng thức ăn có thuốc đều được ăn hết vì khi vật nuôi bệnh sẽ ăn ít hơn.
• Trong trường hợp vật nuôi làm biếng ăn hoặc ăn yếu, bà con có thể tạt kháng sinh trực tiếp xuống ao sau khi đã hòa vào nước.
4. Bảo quản Kháng Sinh Levofloxacin
• Bảo quản kháng sinh nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ cao.
• Tránh xa tầm tay trẻ em.
• Sau khi dùng nên đóng thùng, bịt cẩn thận để kháng sinh không bị ẩm, mốc.