Giải Pháp Nuôi Tôm Giảm Giá Thành Tăng Lợi Nhuận
Trước tình hình giá tôm lao dốc như hiện nay trong khi đó chi phí đầu vào (con giống, thức ăn, thuốc thủy sản, điện, nhân công,…tăng) làm cho bà con gặp nhiều khó khăn, nuôi không lãi, thậm chí lỗ nặng. Giải pháp nào giúp người nuôi có thể giảm giá thành để tăng lợi nhuận, hãy cùng Tin Cậy tìm hiểu về vấn đề này.
Quản lý kiểm soát chất lượng môi trường nước
Người nuôi cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển của ao tôm, thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu: pH, kH, O2, NH3, NO2, Fe,…để có biện pháp xử lý kip thời khi sự cố xảy ra, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.
Sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc,…để giúp xử lý vấn đề môi trường nhanh chóng, tôm nhanh khỏe tránh gây lãng phí thuốc, men vi sinh,…
Thức ăn
Lựa chọn nguồn thức ăn chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý
Kiểm soát chặt chẽ lượng thức cho ăn hàng ngày hạn chế thất thoát giảm chi phí: Thức ăn chiếm khoảng 50-60% chi phí, lượng thức ăn thất thoát ra môi trường khoảng 20%. Cần kiểm soát lượng thức ăn hạn chế dư thừa, gây lãng phí, tránh gây ô nhiễm phát sinh khí độc, dịch bệnh từ đó hạn chế chi phí thuốc men thủy sản cho việc xử lý.
Sử dụng thuốc, hóa chất
Phối trộn nhiều loại cùng một lúc, tôm không hấp thu hết gây lãng phí, hoặc phối trộn không khoa học không phát huy được hiệu quả của sản phẩm. Nhiều bà con còn trộn kháng sinh với men tiêu hóa hai loại này đối kháng nhau do kháng sinh sẽ tiêu diệt các vi sinh có lợi của Men tiêu hóa việc phối trộn này sẽ gây tốn kém và nâng cao chi phí.
Bổ sung dinh dưỡng bà con chỉ cần trộn 1 loại sản phẩm để tôm dễ dàng hấp thu
Tôm cho ăn 4 cữ/ngày:
- 2 cữ sáng và chiều bà con trộn dinh dưỡng, ngoài ra dinh dưỡng có thể trộn chung thuốc đặc trị.
- 2 cữ còn lại khi thời tiết bất lợi trộn Vitamin C. Nếu thời tiết thuận lợi trộn thuốc bổ gan TRAPHANIS và BPA Enzym – nong to đường ruột khi giai đoạn tôm nhỏ. Khi tôm lớn bà con trộn DONIS vào thức ăn giúp tôm tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng, ít bệnh, tiết kiệm nhiều chi phí nhưng hiệu quả kinh tế cao.
Cho ăn liên tục 2-3 ngày ngưng, sau 7-10 ngày lặp lại. Trị bệnh cho ăn liều gấp 2-3 lần thường ngày, ăn liên tục 5-7 ngày.
Bảo trì, bảo dưỡng vât tư trang thiết bị
Trang thiết bị chưa bảo quản kỹ làm chi phí bảo trì bảo dưỡng tăng ca, làm tăng chi phí đầu tư.
Nhiều bà con sau mỗi vụ tôm thường không quan tâm bảo dưỡng trang thiết bị, đến khi bắt đầu vụ tôm thì thiết bị hư hỏng làm tốn nhiều chi phí sửa chữa. Motor, máy sục khí cần thường xuyên kiểm tra, châm nhớt để nâng cao tuổi thọ của thiết bị.
Tận dụng trang thiết bị tối đa, sắp xếp vật tư trang thiết bị gọn gàng, ngăn nắp
Điện
Trong nuôi tôm điện chiếm khoảng 12 – 15% chi phí. Bà con cần thiết kế vị trí đặt motor, dàn quạt, máy sục khí vận hành phù hợp để giảm chi phí
Công lao động
Bố trí nhân công phù hợp chăm sóc chính trong ao: thay nước, cho ăn, đánh khoáng, vi sinh,…Hai nhân công có thể chăm sóc 6 ao tròn nổi mỗi ao 500m2
Những công việc mang tính chất thời vụ bà con có thể thuê người làm ngày.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người nuôi ứng dụng vào mùa vụ một cách tốt nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Bài viết liên quan
Gây Tảo Khuê Trong Ao Tôm Là Gì? Cách Gây Màu Tảo Khuê Ao Tôm
Tảo trong ao nuôi tôm được chia thành 2 loại chính là tảo có lợi ...
Th9
Chuyến Từ Thiện Tại Chùa Bảo Minh – Hội Khiếm Thị Quận Bình Thạnh
...
Th9
Chuyến Thăm Farm Nuôi Minh Sơn – Bình Đại Bến Tre
Farm nuôi tôm công nghệ cao Minh Sơn của công ty VINOTECH Địa chỉ: ấp ...
Th7
Khuyến mãi Mua 2 Tặng 1 – từ ngày 11/07 – 16/07/2023
Khuyến mãi Mua 2 Tặng 1 – từ ngày 11/07 – 16/07/2023 Các sản phẩm ...
Th7
Người Nuôi Tôm Gặp Nhiều Khó Khăn Khi Giá Tôm Lao Dốc
Người Nuôi Tôm Gặp Nhiều Khó Khăn Khi Giá Tôm Lao Dốc Thời gian gần ...
Th7
Cách Xử Lý Rong Nhớt Và Rong Mền Trong Nuôi Tôm Quảng Canh
Cách Xử Lý Rong Nhớt Và Rong Mền Trong Nuôi Tôm Quảng Canh Rong nhớt, ...
Th7