Tảo trong ao nuôi tôm được chia thành 2 loại chính là tảo có lợi và tảo độc, người nuôi cần hiểu về các loại tảo phù hợp với tôm hay có hại với tôm để có biện pháp nuôi trồng và phòng bệnh hợp lý nhất, giúp tôm tăng trưởng nhanh, đạt năng suất cao. Trong bài viết này, VINOTECH sẽ trình bài về gây tảo khuê trong ao tôm và cách gây màu tảo khuê ao tôm.
Gây tảo khuê trong ao tôm là gì? (Gây tảo Silic trong ao nuôi tôm)
Tảo khuê là loại tảo có màu vàng trà, đây là loại tảo có lợi, là nguồn thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cao cho tôm, nhất là giai đoạn ấu trùng
Gây màu tảo khuê trong ao tôm là tạo ra tảo khuê trong ao tôm để làm nguồn dinh dưỡng và thức ăn tự nhiên cho tôm
Cách gây màu tảo khuê trong ao tôm:
Có bao giờ bạn nghĩ nước để nuôi tôm như thế nào là đạt chuẩn không?
Vâng! Ai nuôi tôm cũng nghĩ về việc này:
Ngoài việc nước nuôi tôm phải sạch khuẩn, sạch đến nỗi bạn có thể uống được thì… (Nói đùa thế thôi chứ mình đang nói về nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi tôm sú nước lợ nên không uống được đâu nhé!). Áp dụng cách gây màu nước tảo khuê trong ao tôm thì áp dụng theo cách sau nhé
Bước 1: Xác định chỉ tiêu môi trường nước là bước quan trọng trong cách gây màu tảo khuê (gây tảo silic)
Nước cần có các chỉ tiêu môi trường pH, kH, Canxi, Magiê, độ mặn,…. thế nào là đẹp? Khí độc và vi khuẩn thì chắc chắn phải bằng 0 rồi…
Màu nước thế nào là đẹp? Tảo nào tôm thích nhất nhanh lớn nhất ít bị đường ruột nhất?
Đó là mới đặt mình vào ao nuôi mà nghĩ thôi. Đến bước tiếp theo mới khó.
Bước 2: Làm thế nào để gây được tảo có lợi và khống chế hại tảo trong ao nuôi tôm hay chuẩn bị thả tôm? (1)
Trong các cách gây màu nước tảo khuê, đây mới là bước khó nhất. Nghĩ thì dễ mà làm mới là khó. Làm được mới là hay là giỏi và mới tự tin chiến đấu được với nhiều vấn đề khác nữa… gây tảo khuê trong ao tôm không quá khó những cũng không đơn giản nên bà con cần chú ý.
Ao nước nuôi tôm thẻ chân trắng có pH lý tưởng nằm ở khoảng 7.6-7.9, kH là kiềm phải cao trên 120 từ lúc mới thả và phải nâng dần lên đạt 160-180 là lý tưởng. Canxi và Magiê thì tuỳ theo độ mặn tương ứng sao cho không để tôm cong thân đục cơ là được; phần này mình sẽ nói trong bài viết tiếp theo nha!
Giờ mình nói về pH ao nuôi tôm nhé!
Ai nuôi tôm thẻ chân trắng hay nuôi tôm sú cũng biết là pH trong ao nuôi luôn giao động trong ngày; pH buổi sáng luôn thấp hơn hoặc bằng pH chiều.
Và tảo trong ao tôm càng đậm đặc thì pH ao càng cao.
pH tỷ lệ thuận với nồng độ gây độc của khí độc trong ao nuôi tôm. Nghĩa là khi khí độc trong ao ở mức bằng 4 thì pH = 7.6 – 7.9 tôm ít ngộ độc hơn ao có pH = 8.5 – 9.0
PH gây tảo khuê ao tôm
Mà để giữ được pH ao nuôi luôn đạt được từ 7.6-7.9 thì hệ thực vật là tảo trong ao tôm nuôi phải ổn định; phải không có tảo độc (như tảo mắt, tảo giáp, tảo lam, tảo đỏ, tảo sợi, tảo cám,…) mà chỉ có tảo lợi như tảo khuê, tảo sillic, tảo lục.
Bước 3: Kiểm soát hệ đệm của nước là cách phức tạp trong các gây màu tảo khuê ao tôm
Ở đây chúng ta bắt đầu nói đến hệ đệm của nước; hệ đệm tốt thì các loại tảo trong ao cũng ổn định hơn.
Hệ đệm hay dung dịch đệm là gì trong cách gây tảo khuê?
Dung dịch đệm là một dạng dung dịch lỏng chứa trong đó một hỗn hợp bao gồm axit yếu và bazơ liên hợp của nó hoặc một bazơ yếu và axit liên hợp.
Hỗn hợp đệm có một tính chất rất đặc biệt đó là nếu thêm vào hỗn hợp 1 axit hoặc bazơ thì dung dịch mới có độ pH thay đổi rất ít so với ban đầu.
Hợp chất đệm được dùng để làm ổn định độ pH trong các thí nghiệm và trong tự nhiên.
Dung dịch đệm giúp giữ nguyên độ pH cho các enzyme trong các cơ thể sống hoạt động. Nhiều enzyme chỉ hoạt động trong một điều kiện cố định; nếu độ pH vươn ra xa mốc ban đầu, enzyme sẽ bị chậm hoá, ngừng làm việc hoặc tệ hơn là bị biến tính, do đó mãi mãi mất đi khả năng xúc tác.
Vậy ao tôm nhiều khối nước như vậy chúng ta tìm dung dịch đệm ở đâu? (2)
Để trả lời cho 2 câu hỏi trên chúng ta nói về nghiên cứu của 1 vị Tiến sĩ Teruo Higa – giảng viên trường Đại học Ryukyu, Okinawa, Nhật bản về “vi sinh vật hữu hiệu” mang tên EM.
EM là một chất lỏng được hình thành từ vi khuẩn. Nó được chứng minh tuyệt đối an toàn – thậm chí có lợi – cho con người và môi trường.
Khi EM được áp dụng vào đất, kết quả là thu hoạch được một vụ mùa bội thu mà không cần sử dụng đến các chất hóa học hay phân bón tổng hợp. Khi được sử dụng để xử lý nguồn nước ô nhiễm nước đó sẽ uống được. Nó thậm chí còn được sử dụng để xử lý dioxin tạo thành từ việc đốt rác thải.
Tiến sĩ Higa khẳng định rằng, trong tự nhiên có tồn tại 2 dòng chảy; “một dòng chảy phục hồi và một dòng chảy hủy hoại“.
Ví dụ: nếu một mẩu hoa quả bị bỏ lâu ngày nó sẽ sớm thối rữa và bốc mùi khó chịu. Đây là dòng chảy theo hướng hủy hoại. Nhưng quá trình lên men lại là dòng chảy phục hồi. Lên men là quá trình tạo nên món dưa chua, sữa chua, tương, xì dầu, pho mát, rượu và nhiều món ăn khác nữa.
Cả lên men và thối rữa đều là hoạt động của vi sinh vật, nhưng chúng lại không giống nhau.
EM là một tập hợp các vi sinh vật thực hiện hoạt động phục hồi. Khi EM được đưa vào đất, nó tăng cường khả năng hoạt động của các vi sinh vật sẵn có.
Tại Việt Nam Giáo sư Tiến Sĩ Phạm Văn Ty – giảng viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội kết hợp cùng Tiến Sĩ Nguyễn Lân Dũng và chuyên gia người Nhật Bản đã nghiên cứu và cho ra đời 2 sản phẩm EM – University, vi sinh nuôi tôm chứa từ 7 – 8 chủng vi sinh vật hữu hiệu.
Men Vi Sinh EPZ – Mỹ Có khả năng giải quyết cả 2 vấn đề trên vừa nói.
- Khả năng ép khuẩn vibrio gây hại cho tôm nuôi cực mạnh
- Tạo hệ đệm tốt cho ao tôm; giữ pH từ 7.6-7.9
- Tạo màu vàng trà vàng chanh (màu nước tảo khuê) thúc đẩy tảo sillic tảo khuê phát triển.
- Nếu là ao đất sẽ tăng cường hoạt động của các động vật nhỏ có lợi trong đất phát triển.
- Làm sạch nước, sạch đáy ao nuôi tổng thể.
Tác dụng của gây màu nước tảo khuê ao tôm
Tạo thành chuỗi mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của tôm, ví dụ như tảo lục, tảo khuê.
Tảo như hệ thống lọc sinh học trong môi trường nước, hỗ trợ ổn định các thông số môi trường nuôi tôm. Vì là thực vật, tảo cần oxy để quang hợp, tạo ra CO2. Vì vậy, buổi sáng sớm thường có hiện tượng tôm ngóc đầu lên mặt nước. Ban ngày, quá trình quang hợp xảy ra và tạo oxy cho cả quá trình hô hấp. Vào ban đêm, tôm và tảo sử dụng hết khí oxy, tôm tụ tập thành đàn và nổi đầu kéo dài khỏi mặt nước. Vậy nên, ta có thể thấy rằng quá trình quạt nước cho tôm vào ban đêm cũng khá quan trọng, giúp thâm canh với mật độ cao.
Hãy là người tiêu dùng thông minh. Chúng tôi luôn có trách nhiệm với đồng tiền bạn đã bỏ ra để trải nghiệm sản phẩm của chúng tôi.
Chúc bạn luôn thành công trong sự lựa chọn của mình!!
Bài viết liên quan
Chuyến Từ Thiện Tại Chùa Bảo Minh – Hội Khiếm Thị Quận Bình Thạnh
...
Th9
Chuyến Thăm Farm Nuôi Minh Sơn – Bình Đại Bến Tre
Farm nuôi tôm công nghệ cao Minh Sơn của công ty VINOTECH Địa chỉ: ấp ...
Th7
Khuyến mãi Mua 2 Tặng 1 – từ ngày 11/07 – 16/07/2023
Khuyến mãi Mua 2 Tặng 1 – từ ngày 11/07 – 16/07/2023 Các sản phẩm ...
Th7
Giải Pháp Nuôi Tôm Giảm Giá Thành Tăng Lợi Nhuận
Giải Pháp Nuôi Tôm Giảm Giá Thành Tăng Lợi Nhuận Trước tình hình giá tôm ...
Th7
Người Nuôi Tôm Gặp Nhiều Khó Khăn Khi Giá Tôm Lao Dốc
Người Nuôi Tôm Gặp Nhiều Khó Khăn Khi Giá Tôm Lao Dốc Thời gian gần ...
Th7
Cách Xử Lý Rong Nhớt Và Rong Mền Trong Nuôi Tôm Quảng Canh
Cách Xử Lý Rong Nhớt Và Rong Mền Trong Nuôi Tôm Quảng Canh Rong nhớt, ...
Th7