Bệnh Phân Trắng Trên Tôm Và Cách Phòng Trị

Phân trắng là giai đoạn cuối của bệnh gan ruột, khi tôm ra phân trắng là đã bị nặng, có khả năng lây lan rất nhanh và rớt hàng loạt.


NGUYÊN NHÂN


🛑
Thức ăn kém chất lượng: Thức ăn không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị mốc và chứa độc tố khi cho tôm ăn các loại thức ăn này sẽ bị bệnh đường ruột. Thức ăn cho ăn bị dính trên thành bạt, cầu nhá, máy quạt.. lâu ngày bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn rơi xuống tôm ăn dẫn đến bệnh lây lan.

🛑Do tảo độc: Một số ao nuôi có sự phát triển các nhóm tảo lam với mật số cao hoặc các nhóm tảo độc khác như Pseudo-nitzschia spp ảnh hưởng đến tôm. Các loài tảo này có thể tiết ra độc tố trong môi trường ao nuôi hoặc khi tôm ăn phải các loại tảo độc sẽ làm rối loạn chức năng đường ruột dẫn đến tôm không tiêu hóa được thức ăn.

🛑Nguồn tôm giống không đãm bảo chất lượng: Sử dung nguồn tôm giống yếu từ các cơ sở sản xuất tôm kém chất lượng và không có các chứng nhận an toàn dịch bệnh.

🛑Nội ký sinh trùng Gregarines: Sự hiện diện của Protozoa Gregarines trong đường ruột tôm và hệ gan tuỵ có thể dẫn đến tình trạng tôm bị phân trắng. Khi ký sinh trong đường ruột tôm chúng gây tổn thương các biểu mô, tắc nghẽn ruột, tổn thương niêm mạc ruột do đó ruột tôm sẽ không hấp thu được chất dinh dưỡng.

🛑Sự hiện diện của Vibrio spp với mật số cao. Điều kiện môi trường nước ao nuôi kém chất nước khi hàm lượng vật chất hữu cơ tích luỹ cao, thức ăn dử thừa nhiều không được phân huỷ sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển và tăng mật số của Vibrio spp.

🛑Nguồn nước: Xử lý chưa kỹ/đúng cách gây lây nhiễm từ môi trường xung quanh. Tạo điều kiện vi khuẩn có hại phát triển

DẤU HIỆU


🛑Khi bị phân trắng, tôm thường nổi lên mặt nước, bơi lờ đờ, dạt gần bờ, kéo đàn bơi lòng vòng dọc bờ, ngang ao, búng nhảy. Quan sát tôm thấy xuất hiện điểm đỏ gốc râu, phần đầu ngực, thân, phần phụ khi nhiễm Vibrio. 
🛑Tôm bị bệnh phân trắng thường giảm hoặc bỏ ăn, thời gian canh vó kéo dài. Cơ thể tôm phát triển không cân đối, mềm vỏ, ốp thân, thịt không đầy vỏ, lột xác dính vỏ, thân nhợt nhạt, vỏ sẩn sùi, thô ráp. Xuất hiện phân trong vó có màu trắng, trắng đục, vàng đục, phân nhão, dễ nát, dễ rã. Cuối góc ao phân trắng nổi trên mặt nước, gom tụ nhiều, sau quạt nước xuất hiện nhiều phân trắng nổi.
🛑Tôm bị nhiễm ký sinh trùng, thường có đường ruột zic zac. Đốt cuối có dấu hiệu sưng to, màu đục hạt gạo. Kết hợp các tác nhân cơ hội cộng gộp, tấn công liên tiếp, dẫn đến ruột tôm hư hại. Tôm tiết dịch tiêu hoá kém, dẫn đến sự lên men thức ăn trong ruột, trong quá trình tiêu hoá, dẫn đến phân trắng, hoại tử gan tuỵ. Kết hợp với điều kiện thuận lợi, vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio cơ hội tấn công, làm cho gan tuỵ sưng, giảm khả năng tiết dịch tiêu hoá, gây teo hoặc nhũn gan tuỵ. Khi ruột hư hại, dẫn tới quá trình lên men thối, gan nhạt màu. Gan mất chức năng tiêu hoá, hấp thụ, khả năng dự trữ dinh dưỡng cũng như khả năng miễn dịch giảm. Dịch trong ruột tôm có màu trắng, vàng nâu, dần chuyển sang giai đoạn phân trắng.
🛑Ruột tôm mờ, ruột không đầy thức ăn, thức ăn trong ruột lẫn dịch lỏng, dịch di chuyển qua lại khi dùng tay bóp nhẹ thân tôm, đôi khi ruột trống, không có thức ăn. Tôm yếu, nhấc vó khỏi mặt nước ít búng nhảy, tôm phân đàn, rớt đáy số lượng tăng dần khi tỷ lệ tôm bị phân trắng tăng cao. 

ĐẶC TRỊ PHÂN TRẮNG HUBERT/SANOFI TỪ VINOTECH

Dùng đặc trị phân trắng HUBERT hoặc SANOFI từ sớm để phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn. Ngoài ra cần kết hợp xử lý nước kỹ, thường xuyên tránh lây lan dịch bệnh
✅Chuyên phòng/trị bệnh phân trắng.
✅Ổn định đường ruột / không bị đứt khúc
✅Trị tiêu chảy, trống ruột, đứt khúc.
✅Kích thích tiêu hóa, ổn định sức khỏe đường ruột.
✅Cam kết hiệu quả và Tăng size vật nuôi sau trị.

 

📌📌Bà con nên chuẩn bị sẵn thuốc để phòng và trị khi tôm có dấu hiệu bệnh từ giai đoạn đầu giúp thời gian điều trị nhanh và tránh ảnh hưởng đến tôm khỏe mạnh.